Xử lý bề mặt Vàng màu

Vàng đen

Đối với nghĩa thông tục của vàng đen, xem Dầu mỏ.

Vàng đen là một loại vàng sử dụng trong trang sức.[15][16] Vàng đen có thể tạo ra bằng một số phương pháp khác nhau:

Một khảng các màu từ nâu tới đen có thể đạt được trên các hợp kim giàu đồng bằng cách xử lý với kali sulfua.[2]

Các hợp chất chứa coban, như 75% vàng và 25% coban, tạo thành một lớp oxit màu đen khi xử lý nhiệt ở 700–950 °C. Đồng, sắttitan cũng có thể sử dụng để tạo ra hiệu ứng như vậy. Hợp kim vàng–coban–crom (75% vàng, 15% coban, 10% crom) tạo ra oxit bề mặt có ánh màu nâu ôliu do chứa crom(III) oxit, khoảng 5 lần mỏng hơn so với Au–Co và có khả năng chống hao mòn tốt hơn đáng kể. Hợp kim vàng–coban chứa các pha giàu vàng (khoảng 94% Au) và giàu coban (khoảng 90% Co); các hạt của pha giàu coban có khả năng tạo thành lớp oxit trên bề mặt của chúng.[2]

Gần đây hơn, vàng đen có thể hình thành bằng cách tạo ra các cấu trúc nano trên bề mặt. Xung laze femto giây làm biến dạng bề mặt kim loại, tạo ra một diện tích bề mặt tăng lên đáng kể, hấp thụ hầu như tất cả ánh sáng chiếu vào nó, do đó làm cho nó có màu đen sẫm,[17] nhưng phương pháp này được sử dụng trong các ứng dụng công nghệ cao hơn là để xuất hiện trong đồ trang sức. Màu đen là do sự kích thích của các plasmon bề mặt cục bộ tạo ra sự hấp thụ mạnh trong một khoảng rộng trong cộng hưởng plasmon. Độ rộng của cộng hưởng plasmon và dải bước sóng hấp thụ phụ thuộc vào tương tác giữa các hạt nano vàng khác nhau.[18]

Vàng lam

Các lớp oxit cũng có thể sử dụng để thu được vàng lam từ hợp kim 75% vàng, 24,4% sắt và 0,6% niken. Lớp oxit này hình thành khi xử lý nhiệt trong không khí ở 450–600 °C.[2]

Vàng lam với màu xanh lam saphir chứa 20–23K vàng cũng có thể thu được bằng cách tạo hợp kim với rutheni, rhodi và 3 nguyên tố khác và xử lý nhiệt ở 1.800 °C, để tạo ra lớp oxit bề mặt có màu xanh lam dày 3–6 micromet.[2]